CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DSCKI. Trần Xuân Hương – Bệnh viện Tâm thần Bình Định
I. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng.
Mục tiêu nghiên cứu khoa học:
– Xem xét tổng hợp kiến thức về sự vật, hiện tượng;
– Điều tra về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;
– Cung cấp giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại;
– Khám phá và phân tích những vấn đề mới;
– Tìm ra những cách tiếp cận mới;
– Giải thích sự vật, hiện tượng mới;
– Tạo ra kiến thức mới;
– Dự báo về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai;
– Tổng hợp tất cả những điều trên.
Có rất nhiều nơi quy định cấu trúc đề tài khác nhau, nhưng gợi ý dưới đây là cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện tại Bệnh viện Tâm thần Bình Định, phù hợp với các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trong ngành y tế Bình Định.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ có cấu trúc cơ bản dưới đây:
II. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
A. BỐ CỤC NHỮNG TRANG ĐẦU
- Trang bìa:
Tờ đầu: Tên cơ quan chủ quản, Tên đề tài, Cơ quan chủ trì, Tên chủ nhiệm đề tài, Năm thực hiện.
Tờ thứ 2: Tên cơ quan chủ quản, Tên đề tài, Cơ quan chủ trì, Tên nhóm nghiên cứu, Năm thực hiện.
Tờ phê duyệt của HĐKH và phê duyệt của Cơ quan chủ trì.
- Trang Lời cảm ơn.
- Trang danh mục các chữ viết tắt (xếp theo vần ABC).
- Trang mục lục đề tài.
- Trang mục lục danh mục các bảng.
- Trang mục lục danh mục các biểu đồ/ đồ thị).
B. BỐ CỤC CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI:
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Đặt vấn đề.
- Mục tiêu nghiên cứu.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận: Nêu các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu.
1.2. Tình hình và kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.3. Giới hạn nghiên cứu.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.
2.8. Công cụ nghiên cứu.
2.9. Các biến số và các khái niệm, thước đo, hay tiêu chuẩn đánh giá.
2.10. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (KQNC)
3.1. …..
3.2. …..
(Lưu ý: Trình bày một trong những cách sau: dạng văn viết hoặc dạng bảng hay dạng biểu đồ/ đồ thị và thêm phần nhận xét ngắn gọn.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. …..
4.2. …..
Nội dung của bàn luận:
Xác định xem mục đích nghiên cứu của đề tài có đạt hay không.
Đánh giá chất lượng và giá trị của KQNC.
So sánh KQNC của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước.
Giải thích KQNC và nêu ý nghĩa của KQNC.
Nêu qua những ưu điểm và nhược điểm của KQNC trong đề tài này.
KẾT LUẬN.
Nội dung của kết luận: Kết luận bám sát theo mục tiêu nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ
Nội dung của kiến nghị:
- Kiến nghị đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về những vấn đề liên quan với đề tài.
- Đưa ra giải pháp, kiến nghị hay đề xuất hướng phát triển của đề tài.
- Những vấn đề cần nghiên cứu thêm
C. BỐ CỤC NHỮNG TRANG CUỐI.
PHỤ LỤC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp cho các bạn chọn được cấu trúc bài trình bày công trình khoa học của mình đúng quy định và thật khoa học./.